Người Đức luôn tự hào về đất nước 2.000 năm tuổi. Dưới đây là 10 điều làm nước Đức trở nên đặc biệt.
Bia
Ở Đức hiện có hơn 1.300 nhà máy bia và 5.000 nhãn hiệu bia khác nhau. Người Đức uống bia nhiều nhất châu Âu, nhiều hơn hẳn so với nước đứng thứ 2 là Séc.
Và Đức còn có rất nhiều nhà máy bia thủ công mới.
Từ năm 1516, Đức đã có luật về bia, gọi là Deutsches Reinheitsgebot, quy định rằng chỉ được dùng nước, lúa mạch và hoa bia để làm bia.
Chuyện di chuyển
Đức là nơi tập trung nhiều hãng xe hơi lớn. Bạn có thể nghĩ người Đức nào cũng có một chiếc BMW, Audi hay Mercedes. Tuy nhiên, trong khi cả thế giới đang ghen tị trước dàn xe của Đức hay lo lắng về vụ bê bối khí thải của Volkswagen, người Đức vẫn đi tàu.
Ở Đức có mạng lưới đường sắt thuộc sở hữu nhà nước, để chở khách và chở hàng. Mỗi ngày, mạng lưới đường sắt dài 33.000 km của Đức vận chuyển khoảng 7 triệu hành khách và chuyên chở hơn 1 triệu tấn hàng hóa.
Tàu của Đức rất nghiêm chỉnh về thời gian, nếu có chậm thì cũng chỉ chậm 5 phút là cùng.
Tàu ICE tốc độ cao kết nối các thị trấn và thành phố lớn được chạy với vận tốc lên đến 300 km/h.
Xe BMW cũng có thể chạy đến tốc độ đó, nhưng nếu xe hỏng thì tốt nhất là đi tàu.
Cuộc đời sông nước
Người Đức không đến nỗi “cuồng” bia, nhưng họ “cuồng” nước.
Họ có thể chèo thuyền, lướt sóng, lướt ván, bơi lội bất chấp thời tiết. Điều này kể ra cũng có lý. Cả nước Đức có hơn 12.200 hồ, có thể thực hiện các hoạt động này trong suốt cả năm.
Một số hồ rất rộng, đứng trên núi vẫn có thể nhìn thấy. Có cả một con đường đi bộ, kết nối tất cả 66 hồ ở Brandenburg.
Theo một bảng xếp hạng công bố vào năm 2013, Đức có số hồ và sông bơi tốt nhiều nhất châu Âu.
Bánh mì
Người Pháp sành rượu vang chỉ cần ngửi chai cũng biết vang được làm từ nho vùng nào và thậm chí biết được dốc vườn nho dốc về hướng nào. Còn người Đức cũng rất sành về bánh mì.
Bánh mì không chỉ là bữa ăn hàng ngày, mà còn là một phần của văn hóa.
Mỗi khu vực lại có một cách làm riêng, từ bánh mỳ đen ở phía bắc đến bánh mỳ trắng ở miền nam. Tổng cộng có hơn hơn 1.500 loại bánh mỳ ở Đức.
Trung bình mỗi người Đức ăn 87 kg bánh mì một năm. Cứ 2.100 người lại có một hàng bánh mì. Đây là lý do vì sao người Đức có vòng bụng khá “phì nhiêu”.
Luật pháp
Chẳng có gì ngạc nhiên khi pháp luật chi phối mọi hoạt động tại Đức. Những tưởng nhiều luật quá làm người ta trở nên cứng nhắc thì hóa ra nó lại giúp làm việc hiệu quả. Ai bị cảnh sát bắt cũng bị phạt. Rác thải được phân loại rõ ràng. Mỗi nhà có 4 thùng chứa rác để nhựa, giấy, chất thải hữu cơ và rác thải khác. Để rác lẫn lộn cũng bị phạt.
Chính luật pháp khắt khe lại giúp cho Đức trở thành đất nước có mức thất nghiệp thấp nhất châu Âu.
Mang theo mọi thứ
Khi thuê nhà ở Đức, bạn nhớ mang nhiều đồ vì nhà cho thuê chẳng có gì cả. Khi chuyển nhà, người Đức mang cả lò nướng, tủ lạnh, bàn ghế, các loại tủ và thậm chí cả bồn rửa.
Ngày chuyển nhà y như ngày hội. Cả gia đình và bạn bè lao vào giúp đỡ. Không hề có những người chuyên nghiệp để thực hiện cac công việc này. Dù vậy, người Đức luôn sạch sẽ và cẩn thận như đã nói ở trên.
Những lâu đài
Đức vẫn còn những pháo đài trên đỉnh đồi kiểu trung cổ, những lâu đài từ thời Phục hưng và cả những lâu đài từ thế kỷ 19.
Hiện trên nước Đức có hơn 25.000 lâu đài và hầu hết đã biến thành bảo tàng, nhà hàng và thậm chí cả khách sạn.
Đi bộ vào cuối tuần
Đức có 200.000 km đường đi bộ, có đủ núi, sông, rừng, biển, đủ loại trải nghiệm từ “đi bộ ngao du” đến “du lịch mạo hiểm”.
Lễ hội
Người Đức có thể nghiêm trang trong 364 ngày. Nhưng ngày thứ 365, họ sẽ tận hưởng.
Đức cũng có các lễ hội. Vùng tây bắc của Đức hàng năm vẫn tổ chức diễu hành. Hơn 2 triệu du khách đến, trong trang phục hóa trang, hòa vào dòng người trên khắp các con đường ở Cologne và Dusseldorf.
Ở miền nam nước Đức, người ta đeo mặt nạ truyền thống hoặc hóa trang thành quỷ hay thú hoang.
Sau lễ hội, họ có thể quay về, làm việc nghiêm túc và hiệu quả như bình thường.
Những trò đùa
Không phải người Đức không biết đùa. Chỉ là những trò đùa ấn tượng nhất lại thường tốn thời gian.
Suốt từ năm 1963, cứ ngày 31/12, truyền hình Đức lại chiếu phim “Dinner for One”. Phim nói về bữa tiệc của một bà cụ già. Còn ông quản gia cứ phải cố mà “giữ đúng thủ tục như năm ngoái”.