Theo số liệu công bố ngày 15/11 cho thấy GDP Nhật Bản giảm 2,1% trong quý III, chuỗi liên tiếp 2 quý nền kinh tế có tăng trưởng dương đã dừng lại, GDP Nhật Bản quay đầu giảm sâu trong quý 3 do tiêu dùng và đầu tư doanh nghiệp yếu.
GDP Nhật Bản giảm sút gây sức ép lớn với nền kinh tế, đặc biệt là vấn đề tiêu dùng của của người dân, các hãng sản xuất cũng chậm lại do sức mua kém đi.
Giới chức Nhật Bản từng kỳ vọng tiêu dùng nội địa bù đắp được nhu cầu sụt giảm từ Trung Quốc và các nước khác. Tuy nhiên, tiêu dùng gần như đứng yên trong quý III, sau khi giảm 0,9% quý trước đó. Số liệu này ngược với dự báo của giới phân tích là tăng 0,2%.
Sự kì vọng của quan chức Nhật Bản lên các ngành có thế mạnh như du lịch, xe hơi cũng không hề khả quan như số liệu đưa ra. Nền kinh tế Nhật Bản phục hồi khá chậm sau đại dịch, đồng yên suy yếu khiến cho việc tăng xuất khẩu không đẩy lùi được lạm phát
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã liên tục kêu gọi các công ty tăng lương. Nhật Bản gần đây cũng công bố gói hỗ trợ cho người dân trong thời kỳ lạm phát. Tuy vậy, giới phân tích cũng ngờ vực các chính sách này có hiệu quả kích thích kinh tế.
Cơ hội nào cho lao động Việt Nam khi nền kinh tế Nhật tụt dốc
Hiện tại, để thúc đẩy nền kinh tế Nhật phát triển trong bối cảnh suy thoái kinh tế, chính phủ Nhật Bản không ngừng đưa ra các chính sách nhằm thu hút lao động nước ngoài tới làm việc trong các ngành kinh tế của Nhật.
Hiện tại, chính phủ Nhật đưa ra chính sách tăng lương theo giờ làm ở tất cả các tỉnh thành của Nhật Bản, hỗ trợ các doanh nghiệp giảm thuế, đồng thời công bố gói hỗ trợ cho người dân trong thời kỳ lạm phát. Sau các chính sách của chính phủ Nhật thì người lao động đã được tăng mức lương 20% so với các năm trước nên chính sách về an sinh – xã hội đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người lao động trong vấn đề chi tiêu, tích lũy.